Từ Long An đến Tây Ninh – đón đầu công nghiệp bền vững từ cửa ngõ Tây TP.HCM

Long An và Tây Ninh sáp nhập, bản đồ công nghiệp miền Nam đang đứng trước bước ngoặc lớn, hướng đến những mô hình bền vững và hiện đại.

Trong bối cảnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hướng đến phát triển xanh và tích hợp liên vùng, những khu công nghiệp theo mô hình sinh thái như Prodezi đang nổi lên như một mắt xích chiến lược, vừa hưởng lợi từ thay đổi về địa giới hành chính và quy hoạch hạ tầng kết nối, vừa hội tụ những giải pháp công nghiệp bền vững, thu hút dòng vốn FDI thế hệ mới.

Cực tăng trưởng công nghiệp mới tại miền Nam

Tây Ninh, theo Đề án phát triển khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, định hướng đến 2050, phấn đấu phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, trong đó công nghiệp và dịch vụ – du lịch là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020–2025) cũng đã xác định tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đến năm 2025 đạt 51 – 52%.

Trong khi đó, Long An là địa phương đứng thứ 3 cả nước trong phát triển các khu công nghiệp (sau Đồng Nai và Bình Dương). Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có 51 khu công nghiệp với tổng diện tích 12.433 ha, vươn lên xếp thứ hai cả nước về diện tích các khu công nghiệp. Năm 2024, tỉnh Long An xếp vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng PCI cả nước, phản ánh nỗ lực toàn diện của tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Long An và Tây Ninh là hai địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp cao với định hướng chung là chuyển dịch từ mô hình công nghiệp truyền thống sang công nghiệp công nghệ cao, theo mô hình sinh thái, ít phát thải. Việc sáp nhập hai tỉnh mở ra khả năng hình thành một cực tăng trưởng công nghiệp mới tại cửa ngõ phía Tây TP.HCM, với quy mô 8.500 km² và gần 3 triệu dân.

Từ Long An đến Tây Ninh – đón đầu công nghiệp bền vững từ cửa ngõ Tây TP.HCM - Ảnh 1.

Bản đồ sau sáp nhập 2 tỉnh Tây Ninh và Long An.

Khu vực liên tỉnh mới sau sáp nhập sẽ hưởng lợi mạnh mẽ từ hệ thống hạ tầng đang được đẩy mạnh đầu tư, bao gồm cao tốc TP.HCM – Trung Lương, cao tốc Bến Lức – Long Thành, Vành đai 3 – Vành đai 4 TP.HCM. Song song đó là 14 tuyến đường kết nối nội vùng tại khu vực phía nam tỉnh Tây Ninh mới đã và đang triển khai, giúp liên kết hiệu quả các cụm công nghiệp, khu dân cư và cảng quốc tế Long An (cảng biển có tổng quy mô lên đến gần 2.000 ha) đóng vai trò là trung tâm logistics trọng điểm phía Tây Nam Bộ. Sự liên kết này cho phép tái tổ chức chuỗi cung ứng và phân bổ hợp lý vai trò của từng khu công nghiệp trong vùng.

Trong bức tranh ấy, vị trí cửa ngõ phía Tây TP.HCM được xem là tâm điểm kết nối giữa vùng công nghiệp công nghệ cao toàn tỉnh Tây Ninh mới và trung tâm logistics quan trọng, đóng vai trò trung chuyển và chế biến cho toàn khu vực.

Lợi thế cạnh tranh của Prodezi

Tọa lạc tại huyện Bến Lức, Long An, khu công nghiệp (KCN) Prodezi sở hữu vị trí chiến lược tại cửa ngõ phía Tây TP.HCM. Với mô hình khu công nghiệp sinh thái, Prodezi không chỉ đáp ứng xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh Tây Ninh mới mà còn phù hợp với khẩu vị của nhà đầu tư thế hệ mới trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch xanh.

Prodezi IP nằm trong số ít KCN hiện đang được thiết kế và phát triển theo định hướng khu công nghiệp sinh thái. Đó là mô hình phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và năng lượng, đồng thời giảm thiểu chất thải và khí thải. Dự án dự kiến sử dụng 20% năng lượng tái tạo từ điện mặt trời mái nhà, xử lý 100% nước thải đạt tiêu chuẩn, trong đó tái sử dụng 25%, hướng tới việc đạt chứng nhận xanh quốc tế cho các tòa nhà trong KCN.

Các doanh nghiệp trong KCN còn được khuyến khích thực hiện "cộng sinh công nghiệp" – tận dụng và chia sẻ tài nguyên, chất thải để giảm chi phí và nâng cao hiệu quả. Sự tham gia của các đối tác quốc tế như Toho Gas, Chitose, TA Vital trong lĩnh vực năng lượng, xử lý nước thải và sản xuất phân hữu cơ đang bước đầu đặt nền móng cho những quan hệ cộng sinh đầu tiên. Khi tỷ lệ lấp đầy đạt mức nhất định, dự án sẽ triển khai mô hình cộng sinh theo từng cụm ngành. Mục tiêu không chỉ là "xanh hóa" sản xuất, mà là hình thành một hệ sinh thái công nghiệp hoàn chỉnh, giảm phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài và thích ứng tốt với các biến động chuỗi cung ứng.

Tận dụng sức bật từ liên kết vùng

Việc sáp nhập Long An – Tây Ninh mang đến sự cộng hưởng về năng lực sản xuất, hậu cần, nhân lực chất lượng cao. Với tầm nhìn chiến lược dài hạn cùng vị trí nằm giữa trục công nghiệp và logistics, Prodezi IP trở thành một trong những dự án có khả năng tận dụng tốt nhất lợi thế mới.

Cụ thể, các doanh nghiệp đặt nhà máy tại Prodezi có thể thuận lợi liên kết chuỗi cung ứng, từ vùng nguyên liệu nông nghiệp Tây Ninh, đến cảng biển Long An, dễ dàng kết nối Đông Nam Bộ.

Với hạ tầng đang hoàn thiện và quỹ đất rộng, Prodezi phù hợp để phát triển các trung tâm phân phối, kho thông minh, dịch vụ hỗ trợ chuỗi cung ứng, tối ưu logistics.

Vùng liên tỉnh sau sáp nhập sẽ là một trong những địa bàn đầu tiên tại ĐBSCL quy hoạch công nghiệp theo mô hình sinh thái toàn vùng. Các dự án như Prodezi IP có thể đón dòng vốn từ các nhà đầu tư ESG, công nghiệp công nghệ cao – vốn đang tìm kiếm điểm đến xanh và ổn định. Với quy mô 400 ha, Prodezi đặt mục tiêu thu hút hàng trăm doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ hỗ trợ công nghiệp, với tổng vốn đầu tư dự kiến từ 800 triệu USD đến 1,5 tỷ USD.

Link nội dung: https://www.nhipsongsaigon.net/tu-long-an-den-tay-ninh-don-dau-cong-nghiep-ben-vung-tu-cua-ngo-tay-tphcm-a138947.html