
1. Ngôi chùa nào ở Hà Nội có lịch sử 1.800 năm, sở hữu 2 'toàn thân xá lợi'?
icon
Chùa Đậu
icon
Chùa Trầm
icon
Chùa Hương
Câu trả lời đúng là đáp án A: Chùa Đậu nằm ở xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 200 đến 210 sau Công nguyên. Ngôi chùa cổ hơn 1.800 tuổi đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử, nghệ thuật loại A từ năm 1964. Năm 2016, hai pho tượng nhục thân của hai vị thiền sư thờ tại chùa Đậu được Nhà nước công nhận là Bảo vật quốc gia. Chùa Đậu cũng được xác lập kỷ lục là ngôi chùa có tượng nhục thân đầu tiên tại Việt Nam.

2. Chùa Đậu đang lưu giữ được 2 nhục thân của thiền sư cùng dòng họ. Điều này đúng hay sai?
icon
Đúng
icon
Sai
Câu trả lời đúng là đáp án A: Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, đến nay ghi nhận có 4 nhục thân (thân xác bằng thịt vẫn còn nguyên vẹn hay còn gọi là toàn thân xá lợi, nhục thân Bồ Tát) của các vị thiền sư. Trong đó tại chùa Đậu còn đang lưu giữ được 2 nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Minh và thiền sư Vũ Khắc Trường, 2 vị trụ trì của chùa vào thế kỷ 17. Theo thông tin ghi trên bia đá ở hành lang chùa Đậu, thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường là thầy - trò và cũng là hai thành viên dòng họ Vũ Khắc (có thông tin nói hai thiền sư là chú cháu). Thiền sư Vũ Khắc Minh nhập thất rồi viên tịch năm 1639. Dân gian truyền rằng, trước khi nhập thất, ông nói với các đệ tử: "Mang cho ta một chum nước uống và một chum dầu để thắp. Khi nào thấy dứt tiếng mõ hãy mở cửa am ra. Nếu thi thể của ta đã hỏng thì dùng đất lấp am đi, còn ngược lại thì dùng sơn ta bả lên thi thể…”. Sau khi thiền sư Vũ Khắc Minh viên tịch, thiền sư Vũ Khắc Trường trụ trì chùa Đậu một thời gian rồi 10 năm sau cũng nhập thất và viên tịch.

3. Ngôi chùa có mấy tên gọi?
icon
4
icon
5
icon
6
Câu trả lời đúng là đáp án B: Đại đức Thích Quang Minh, trụ trì chùa từ năm 2019 tới nay, cho biết tên ban đầu của chùa là Thành Đạo Tự. Theo cuốn sách cổ bằng đồng lưu giữ ở đây, chùa được khởi công xây dựng từ thế kỷ thứ 3, cách đây khoảng 1.800 năm. Sau khi chùa rước Đại thánh Bồ tát Pháp Vũ (vị nữ thần cai quản mưa) về thờ thì được gọi là Pháp Vũ Tự. Thời xưa, ngôi chùa chỉ dành cho các vị vua chúa, quan lại tới lễ Phật, người dân chỉ được vào khi có lễ hội nên dân gian gọi là chùa Vua. Còn có người gọi đây là chùa Bà bởi Bồ tát Pháp Vũ hiện thân là nữ. Sau này, nhiều bậc chí sỹ tới đây cầu thi đậu khoa bảng, công thành danh toại, người dân cầu được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu nên ngôi chùa trở thành điểm linh thiêng nổi tiếng. Chùa được dân gian gọi với tên khác là chùa Đậu. Tới ngày nay, chùa Đậu vẫn là nơi các sỹ tử tìm tới để cầu mong kết quả thi cử tốt đẹp, đỗ đạt vào những ngôi trường mơ ước.

4. Ngôi chùa được tôn tạo, trùng tu lớn vào thế kỷ thứ mấy?
icon
Thế kỷ thứ 10
icon
Thế kỷ thứ 11
icon
Thế kỷ thứ 12
Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo văn bia tu tạo dựng năm Dương Hòa đời thứ 5 còn lưu giữ tại chùa, ngôi chùa được tôn tạo, trùng tu lớn vào thời Lý (thế kỷ 11). Tới thế kỷ 17, chùa được vua Lê Thần Tông, chúa Trịnh Tráng và hàng loạt cung tần, vương thân trong phủ chúa công đức tái thiết, trùng tu. Bởi vậy ngôi chùa có quy mô rất lớn. Vua Lê Thần Tông sắc phong chùa là "An Nam đệ nhất danh lam", tức ngôi chùa có cảnh quan đẹp nhất trời Nam.

5. Đâu là ngôi chùa được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt Nam?
icon
Chùa Đậu
icon
Chùa Trấn Quốc
icon
Chùa Dâu
Câu trả lời đúng là đáp án C: Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng hay Pháp Vân hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Chùa Dâu được biết đến là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm giữa lòng vùng đất Kinh Bắc với bề dày lịch sử hơn 2.000 năm. Không chỉ thu hút bởi kiến trúc cổ kính và không gian thanh tịnh, nơi đây còn ẩn chứa những câu chuyện tâm linh kỳ bí và giá trị văn hóa độc đáo

6. Vua Lý Thánh Tông đến chùa Dâu để làm gì?
icon
Cầu đảo (tức là cầu mưa, cầu gió)
icon
Cầu tự (tức là cầu con)
Câu trả lời đúng là đáp án B: Các đời vua của các triều đại xa xưa cũng đã từng về chùa Dâu để rước tượng Pháp Vân về chùa Báo Thiên (Hà Nội) để cầu đảo (tức là cầu mưa, cầu gió) vua Lý Thánh Tông cũng đã về chùa Dâu để cầu tự (tức là cầu con) và đã đi thuyền trên sông Dâu, gặp Nguyên Phi ỷ Lan.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm



Cùng chủ đề
Không khí sôi động tại Ngày hội tuyển sinh khối các ngành Khoa học và Công nghệ
TPO - Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, Ngày hội tuyển sinh khối các ngành...
Cách chức nữ phó hiệu trưởng; Trung tâm ngoại ngữ bất ngờ đóng cửa
TPO - Bộ GD&ĐT đưa ra nhiều quy định mới trả lương dạy thêm giờ với nhà giáo; Trung tâm...
Tỉ lệ chọi vào lớp 10 Hà Nội khiến phụ huynh mất ăn, mất ngủ: Chuyên gia tư vấn nóng
TPO - Một số phụ huynh Hà Nội nói rằng, họ lo lắng đến mất ăn mất ngủ khi các...
Mới cập nhật
Khẩn trương chuẩn bị Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh
11 giây trước VĂN HÓA
Chuyên gia Malaysia khuyên Hoàng Đức, Duy Mạnh 'đừng sợ MU'
14 giây trước THỂ THAO
Tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên dịp hè năm 2025
17 giây trước XÃ HỘI
Hà Nội: Cho phép xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất
20 giây trước BẤT ĐỘNG SẢN
Hàng trăm khách hàng lựa chọn biệt thự có hầm Anlac Green Symphony
22 giây trước BẤT ĐỘNG SẢN
Bất động sản nghỉ dưỡng sắp ‘tỉnh thức sau giấc ngủ đông’?
25 giây trước BẤT ĐỘNG SẢN
Không khí sôi động tại Ngày hội tuyển sinh khối các ngành Khoa học và Công nghệ
28 giây trước GIÁO DỤC
Khai mạc triển lãm và ra mắt ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
31 giây trước VĂN HÓA
Đề xuất 6 tỉnh, thành sau sáp nhập tiếp tục thực hiện cơ chế đặc thù
35 giây trước XÃ HỘI
'Nữ hoàng bánh bao' của Hong Kong (Trung Quốc) đã đánh bại Thunderbolts của Hollywood như thế nào?
39 giây trước GIẢI TRÍ