xuân

Châu Âu 'gật đầu' lệnh cấm liên quan đến dầu Nga, mức giá trần mới bị hạ thấp

Theo 4 nguồn tin ngoại giao châu Âu sau cuộc họp ngày 13/7, toàn bộ nội dung của gói biện pháp trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga đã đạt được sự đồng thuận, ngoại trừ một “bảo lưu kỹ thuật” từ một quốc gia.

Trừng phạt Nga. (Nguồn: Shutterstock)
Gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga bao gồm danh sách mở rộng các thực thể và cá nhân bị nhắm tới. (Nguồn: Shutterstock)

Điểm mới quan trọng trong gói trừng phạt lần này là cơ chế giá trần linh hoạt. Thay vì cố định ở mức 60 USD/thùng như trước, Ủy ban châu Âu đề xuất mức trần dao động theo thị trường, cụ thể là luôn thấp hơn 15% so với giá dầu trung bình toàn cầu trong 3 tháng trước đó.

Một quan chức của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, ước tính giá dầu Nga trung bình 22 tuần qua, mức giá trần mới khởi điểm sẽ rơi vào khoảng 47 USD/thùng.

Tin liên quan
Kinh tế Singapore lạc quan trước Kinh tế Singapore lạc quan trước 'cơn gió ngược' thuế quan

Tuy nhiên, thay vì cập nhật 3 tháng như đề xuất ban đầu, mức trần sẽ được điều chỉnh 6 tháng/lần.

Giá trần là một phần trong cơ chế trừng phạt được Nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (G7) thông qua từ tháng 12/2022. Mục tiêu là để hạn chế nguồn thu năng lượng của xứ bạch dương.

Theo đó, mọi giao dịch vận chuyển dầu của Moscow bằng đường biển sẽ bị cấm nếu vượt quá mức trần.

Các công ty bảo hiểm, vận tải, tái bảo hiểm từ phương Tây cũng bị cấm tham gia nếu giá giao dịch cao hơn ngưỡng quy định.

Slovakia - quốc gia phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga - là nước duy nhất còn giữ bảo lưu, yêu cầu Ủy ban châu Âu đưa ra bảo đảm rõ ràng hơn về lộ trình cắt giảm khí đốt.

Dù vậy, các nguồn tin khẳng định, Bratislava đã không phản đối mức giá trần dầu mới, cho thấy sự thống nhất đang dần được hình thành.

Ngoài điều chỉnh giá trần, gói trừng phạt thứ 18 còn bao gồm danh sách mở rộng các thực thể và cá nhân bị nhắm tới.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })