xuân

Hồi sinh Dòng chảy phương Bắc: Nga và Mỹ đồng lòng, người mua chính có muốn điều này?

Thời gian qua, có nhiều đồn đoán cho rằng, Mỹ và Nga muốn đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) được sửa chữa và hoạt động trở lại.

Nga và Mỹ đồng lòng muốn 'tái sinh' Dòng chảy phương Bắc, người mua chính...
Điểm khởi đầu của đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 tại Nga. (Nguồn: TASS)

Đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 đã vận chuyển khí đốt đến Đức trước khi chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bắt đầu. Trong khi đó, đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 đã hoàn thành vào tháng 9/2021 nhưng chưa bao giờ thực sự đi vào hoạt động.

Sau vụ nổ tháng 9/2022, 2 nhánh của đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và 1 nhánh của Dòng chảy phương Bắc 2 đều bị hư hại, chỉ còn 1 nhánh của đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 còn nguyên vẹn.

Giá rẻ - sức hấp dẫn của khí đốt Nga

Cả Nga và Mỹ đều được cho là muốn đạt được thỏa thuận để đưa khí đốt trở lại lưu thông qua đường ống kể trên.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết, các cuộc thảo luận gần đây với Mỹ có bao gồm những nội dung liên quan đến Dòng chảy phương Bắc.

Trong khi đó, một số báo cáo cho hay, các nhà đầu tư Mỹ quan tâm đến việc mua Nord Stream 2 AG - công ty con có trụ sở tại Thụy Sỹ thuộc tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom, đơn vị sở hữu đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.

Tin liên quan
Trung Quốc có hành động bất ngờ, âm thầm xóa bỏ mức thuế khủng, Mỹ cũng Trung Quốc có hành động bất ngờ, âm thầm xóa bỏ mức thuế khủng, Mỹ cũng 'nhẹ tay' hơn

Vào tháng 1/2025, thủ tục phá sản đối với Nord Stream 2 AG đã bị hoãn lại cho đến tháng 5/2025.

Ông Chris Weafer, một cố vấn đầu tư đã làm việc tại Nga hơn 25 năm tiết lộ, đang có những cuộc thảo luận nghiêm túc về việc nền kinh tế lớn nhất thế giới mua lại Nord Stream 2 AG.

Tuy nhiên, ông Ben Hilgenstock từ Trường Kinh tế Kyiv nhận định, cả Washington hay Moscow sẽ không có thẩm quyền quyết định. Bởi theo ông, bất kỳ điều gì mà hai nước đàm phán liên quan đến Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 đều hoàn toàn vô nghĩa.

Điều quan trọng là châu Âu có muốn mua khí đốt qua đường ống của Nga thông qua Dòng chảy phương Bắc 1 và 2 hay không?

Việc châu Âu chuyển hướng khỏi nguồn khí đốt và dầu mỏ của Moscow sau chiến dịch quân sự đặc biệt ở Kiev là yếu tố chính khiến giá khí đốt tăng vọt ở khu vực trong suốt năm 2022 và 2023. Mặc dù chi phí đã giảm đáng kể so với mức cao đó, nhưng sự "tái sinh" của năng lượng Nga tại châu Âu có thể tiếp tục đẩy chi phí xuống thấp hơn nữa. Những năm gần đây, doanh nghiệp đã chịu gánh nặng khi chi phí năng lượng tăng cao.

Ông Wolfgang Große Entrup, Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp hóa chất Đức (VCI) hoan nghênh các biện pháp giúp giảm giá năng lượng. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý về tầm quan trọng của "các đối tác đáng tin cậy". Ông cho rằng, Nga đã đơn phương đình chỉ nguồn cung khí đốt qua Dòng chảy phương Bắc 1 vào tháng 8/2022.

"Với nỗ lực to lớn, châu Âu nói chung và Đức nói riêng đã có thể đảm bảo an ninh nguồn cung ngay cả khi không có dầu và khí đốt của Nga. Chúng ta không nên quay lại với những thói quen cũ và tránh phụ thuộc quá mức vào một quốc gia nào đó", ông Wolfgang Große Entrup nói.

Dù vậy, sức hấp dẫn của năng lượng rẻ có thể là lý do khiến châu Âu quay lại mua hàng của xứ bạch dương. Như ông Hilgenstock của Trường Kinh tế Kyiv cảnh báo: "Viễn cảnh về khí đốt giá rẻ của Nga có thể đưa chúng ta trở lại thời điểm trước chiến dịch quân sự đặc biệt".

Ngay cả khi một số người trong giới chính trị Đức và châu Âu ủng hộ việc khôi phục đường ống Dòng chảy phương Bắc thì vẫn còn "nhiều trở ngại kỹ thuật".

Một tuyến đường phức tạp

Đến thời điểm hiện tại, phía châu Âu vẫn đang kiên quyết phản đối việc khôi phục nguồn cung khí đốt từ Moscow.

Ủy ban châu Âu (EC) gần đây đã tái khẳng định lập trường về Dòng chảy phương Bắc 2 khi cho rằng, đường ống này không phải là dự án vì lợi ích chung.

Liên minh châu Âu (EU) cũng đã cam kết từ bỏ toàn bộ nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027 và EC có kế hoạch công bố chiến lược và lộ trình chi tiết vào ngày 6/5 tới về cách thức thực hiện mục tiêu này.

Trong bối cảnh này, ông Hilgenstock cho rằng, việc ủng hộ khôi phục Dòng chảy phương Bắc sẽ là quan điểm kỳ lạ.

Ông lập luận, ngay cả khi một số người trong giới chính trị Đức và châu Âu ủng hộ việc khôi phục đường ống Dòng chảy phương Bắc thì vẫn còn "nhiều trở ngại kỹ thuật".

Đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 chưa bao giờ được Đức chứng nhận hợp pháp và ông Hilgenstock dự báo, điều này sẽ tiếp diễn trong tương lai.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })