xuân

Hội thảo quốc tế 'Đào tạo ngôn ngữ Trung Quốc chuyên ngành khoa học và công nghệ: Hợp tác và phát triển'

Ngày 25/04/2025 vừa qua, hội thảo Quốc tế “Đào tạo ngôn ngữ Trung Quốc chuyên ngành khoa học và công nghệ” diễn ra tại Đại học Bách Khoa Hà Nội với sự đồng hành bởi Viện Bác Nhã, thu hút đông đảo chuyên gia, giảng viên và doanh nghiệp quan tâm.

Hội thảo quốc tế 'Đào tạo ngôn ngữ Trung Quốc chuyên ngành khoa học và công nghệ: Hợp tác và phát triển' ảnh 1

Đại diện Đại học Bách Khoa Hà Nội trao hoa và chứng nhận cho các đơn vị nghiên cứu, nhà tài trợ, chuyên gia tham gia hội thảo (Nguồn: Viện Bác Nhã)

Theo Cục Đầu tư Nước ngoài, trong Quý I/2025, vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam tăng 68,5%, chiếm 29,5% tổng vốn đăng ký mới. Sự gia tăng này và hiện tượng dịch chuyển chuỗi cung ứng đang làm tăng nhu cầu nhân lực biết tiếng Trung tại Việt Nam.

Đào tạo tiếng Trung tại các trường Đại học - Tăng trưởng nhưng thiếu chuyên sâu

Hiện nay, các trường đại học tại Việt Nam đã bắt đầu đẩy mạnh đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc với tổng số chỉ tiêu tăng đáng kể. Tuy nhiên, việc phát triển ngành này ở các trường đại học vẫn còn thiếu tính chuyên sâu, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Cụ thể, dù số lượng trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc đã lên tới 51/400 trường với hơn 7.673 chỉ tiêu, nhưng vẫn chưa có chương trình đào tạo chuyên sâu về tiếng Trung cho lĩnh vực khoa học công nghệ. Đặc biệt, các vấn đề liên quan đến thiết kế chương trình đào tạo, chất lượng giảng viên và sự phù hợp của giáo trình vẫn là thách thức lớn cần giải quyết.

Thực trạng mô hình đào tạo tiếng Trung ngắn hạn tại Việt Nam - Cần sự kết nối thực tiễn

Mặc dù số lượng tìm kiếm các khóa học tiếng Trung tại Việt Nam đã tăng vọt từ hơn 10.000 lượt vào năm 2018 lên hơn 100 triệu lượt vào năm 2024, nhưng thực tế các chương trình đào tạo tiếng Trung hiện nay vẫn còn thiếu sự kết nối với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và chuyên ngành. Các khóa học này vẫn mang tính tự phát, chưa có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

TS. Trần Thị Thanh Mai - Viện trưởng Viện Bác Nhã - đã chia sẻ về mô hình đào tạo kết hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp và viện nghiên cứu tại Đại học Phúc Đán, Trung Quốc như một hình mẫu để Việt Nam có thể triển khai. Điều này sẽ giúp xây dựng nền tảng đào tạo bền vững, với nguồn nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu thị trường.

Hội thảo quốc tế 'Đào tạo ngôn ngữ Trung Quốc chuyên ngành khoa học và công nghệ: Hợp tác và phát triển' ảnh 2

TS. Trần Thị Thanh Mai - Viện trưởng Viện Bác Nhã trình bày về tính cấp thiết & định hướng chiến lược trong đào tạo tiếng Trung khoa học công nghệ (Nguồn: Viện Bác Nhã)

Cơ hội và thách thức của ngành học tiếng Trung Khoa học công nghệ trong tương lai

Với sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn FDI và đầu tư công nghệ cao từ Trung Quốc, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, đặc biệt là chuyên ngành Khoa học và Công nghệ, đang mở ra những cơ hội vô cùng lớn cho sinh viên Việt Nam. Những tập đoàn công nghệ lớn như Foxconn, Luxshare, BYD... đang đẩy mạnh tuyển dụng nhân lực thành thạo tiếng Trung, đặc biệt là những người có nền tảng chuyên môn vững chắc. Mức lương tại các vị trí này cao hơn từ 18-30% so với các ngành nghề khác, phản ánh giá trị thực sự của năng lực ngôn ngữ và kỹ năng chuyên ngành.

Chia sẻ tại hội thảo, TS. Trần Thị Thanh Mai - Viện trưởng Viện nghiên cứu Ứng dụng Ngôn ngữ Bác Nhã nhận định:

“Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, định hướng Khoa học và Công nghệ, đang hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để bứt phá trong 5 năm tới - cả về nhu cầu thị trường lẫn chính sách quốc gia. Trong bối cảnh này, Viện Bác Nhã xác định sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa giáo dục và chuyển giao công nghệ trong kỷ nguyên số”

Tuy nhiên, ngành này cũng đang đối mặt với những thách thức lớn như: thiếu giáo trình chuyên ngành phù hợp, thiếu giảng viên có chuyên môn kép, và khoảng cách giữa đào tạo và thực tiễn doanh nghiệp.

Hội thảo quốc tế 'Đào tạo ngôn ngữ Trung Quốc chuyên ngành khoa học và công nghệ: Hợp tác và phát triển' ảnh 3

Sứ mệnh của Viện Bác Nhã trong việc nghiên cứu ứng dụng dạy và học Hán ngữ ngắn hạn tại Việt Nam (Nguồn: Viện Bác Nhã)

Để giải quyết vấn đề này, Viện Bác Nhã đã tiên phong triển khai các chuỗi chuyên đề tập huấn kỹ năng giảng dạy Hán ngữ. Đồng thời, Viện cũng không ngừng thúc đẩy phát triển biên soạn giáo trình, phổ cập phương pháp giảng dạy hiện đại phù hợp với đặc thù văn hóa và nhu cầu thực tiễn tại Việt Nam, giúp sinh viên dễ dàng áp dụng vào công việc trong môi trường địa phương và quốc tế.

Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tiếng Trung nói chung đặc biệt là tiếng Trung chuyên ngành khoa học công nghệ nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu. Viện Bác Nhã sẽ tiếp tục đồng hành cùng Khoa Ngoại ngữ - Đại học Bách Khoa Hà Nội trong công cuộc phát triển và đổi mới giáo dục, góp phần tạo ra thế hệ nhân lực trẻ, sáng tạo và vững vàng trong kỷ nguyên 4.0.

Tìm hiểu thêm về Viện Bác Nhã và Tổ chức giáo dục Hán ngữ TMEDU tại website: https://thanhmaihsk.edu.vn/ hoặc liên hệ số hotline 0931.715.889 để được tư vấn và trải nghiệm các lớp tiếng Trung chất lượng 5 sao!