Theo Sở GD&ĐT TPHCM,
Biểu đồ về kết quả khảo sát năng lực tiếng Anh của giáo viên dạy tiếng Anh và các môn khác. Ảnh: Sở GD&ĐT TPHCM
Sở GD&ĐT TPHCM phân loại kết quả khảo sát thành ba nhóm: có độ tin cậy, chưa đủ độ tin cậy và chưa có thông tin tin cậy. Những bài thi đáng tin cậy bao gồm bài của giáo viên tiếng Anh, giáo viên môn khác có kết quả gần sát với trình độ tự khai, hoặc những người không có chứng chỉ nhưng kết quả dưới B1. Ngược lại, các bài thi làm trong thời gian quá ngắn hoặc có chênh lệch kết quả lớn được xếp vào nhóm chưa đủ tin cậy. Các trường hợp sử dụng cụm từ "chưa có thông tin tin cậy" là những giáo viên không xác định được môn học và chứng chỉ đã đạt những kết quả từ B2 trở lên.
Ở nhóm có dữ liệu tin cậy, 41% giáo viên đạt trình độ tiếng Anh mức B1, 31% dưới B1 và 28% đạt từ B2 trở lên.
Nếu xét theo từng cấp học, trình độ giáo viên tiểu học và THCS khá tương đồng: khoảng 30-33% dưới B1, 38-43% đạt B1 và 27-29% từ B2 trở lên. Riêng bậc THPT, tỷ lệ giáo viên đạt B2 và C1 cao hơn (45%), nhưng vẫn có 30% giáo viên chưa đạt chuẩn B1. Đáng chú ý, không có giáo viên THPT nào đạt trình độ C2 - mức cao nhất của khung tham chiếu.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa giáo viên tiếng Anh và các môn khác. Cụ thể, 8% giáo viên tiếng Anh đạt trình độ C2, trong khi không có giáo viên môn khác nào đạt mức này. Ở trình độ C1, tỷ lệ chênh lệch cũng rất lớn: 45% so với 2%.
Nếu tính chung toàn bộ dữ liệu khảo sát, tỷ lệ giáo viên dưới trình độ B1 là 17% - thấp hơn đáng kể so với nhóm dữ liệu được đánh giá tin cậy (41%). Tỷ lệ giáo viên đạt B2 và C1 cũng cao hơn (28% và 29%).
![]() |
Biểu đồ về kết quả khảo sát năng lực tiếng Anh thuộc nhóm "có độ tin cậy" của giáo viên toàn TPHCM. Ảnh: Sở GD&ĐT TPHCM |
Kỳ khảo sát được tổ chức vào cuối tháng 4 theo hình thức trực tuyến, kéo dài 90 phút, gồm các kỹ năng nghe, đọc và viết, bám sát khung CEFR từ A1 đến C2. Bài thi do Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge xây dựng.
Sở GD&ĐT TPHCM nhấn mạnh rằng