xuân

Tổng thống Putin: Nga không 'trải thảm đỏ' cho doanh nghiệp nước ngoài từng rút khỏi thị trường vì xung đột ở Ukraine

Nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Nga (27/5), Tổng thống Vladimir Putin đã có buổi gặp mặt giới doanh nghiệp tại Điện Kremlin. Ông cảm ơn cộng đồng doanh nghiệp vì đã góp phần đưa Nga vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới theo sức mua tương đương (PPP).

Tổng thống Putin: Nga không 'trải thảm đỏ' cho doanh nghiệp nước ngoài từng rút khỏi thị trường vì xung đột ở Ukraine
Kinh tế Nga tăng trưởng vững vàng trong bối cảnh đầy khó khăn. (Nguồn: Getty Images)

Người đứng đầu nước Nga cho rằng, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga năm 2023 đạt 4,1% và năm 2024 ước đạt 4,3%. Đây là kết quả vững vàng trong bối cảnh đầy khó khăn.

Điều đáng chú ý, theo Tổng thống Putin, tăng trưởng kinh tế của đất nước không giới hạn ở một vài lĩnh vực mà trải rộng trên toàn nền kinh tế, từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đến công nghệ số và tài chính.

Năm 2025, chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 2,5%.

Tin liên quan
Gói trừng phạt thứ 17 với Nga được thông qua, EU dọa có các đòn quy mô lớn nếu Moscow không chấp thuận điều này Gói trừng phạt thứ 17 với Nga được thông qua, EU dọa có các đòn quy mô lớn nếu Moscow không chấp thuận điều này

"Moscow sẽ không 'trải thảm đỏ' cho các doanh nghiệp nước ngoài từng rút khỏi thị trường vì xung đột ở Ukraine. Nếu sự trở lại của họ có lợi, thì hoan nghênh. Nếu chưa phù hợp, chúng ta sẽ cùng nhau điều chỉnh điều kiện cho phù hợp", ông Putin nhấn mạnh.

Tuyên bố trên gián tiếp nhắm đến những tên tuổi lớn như McDonald’s, Microsoft, Zoom - các hãng từng rút khỏi Nga từ năm 2022.

Ông Putin nhấn mạnh: “Chúng ta không ép họ rời đi, nhưng chúng ta không cần duy trì những thói quen xấu trong lĩnh vực công nghệ thông tin”.

Một trong những điểm nhấn trong bài phát biểu của Tổng thống Nga là lời kêu gọi hạn chế mạnh hơn các nền tảng công nghệ nước ngoài.

Tổng thống khuyến khích doanh nghiệp và người dân nhanh chóng chuyển sang sử dụng các nền tảng nội địa, cắt giảm phụ thuộc vào phần mềm và hạ tầng công nghệ phương Tây - lĩnh vực mà các lệnh trừng phạt đang tạo ra động lực thay thế trong nước.

“Các lệnh trừng phạt buộc chúng ta phải sản xuất trong nước, tự cung tự cấp và điều đó đang làm cho nước Nga mạnh hơn”, ông khẳng định.

Việc Nga vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới tính theo PPP được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xác nhận vào đầu năm 2024.

Trong bối cảnh các nền kinh tế phương Tây tăng trưởng chậm, sự phục hồi và tự chủ của xứ bạch dương khiến giới phân tích đánh giá cao vai trò của “chủ nghĩa tự cường” trong bối cảnh địa chính trị biến động.

'); $('.hna-banner-inpage').insertAfter($('#divfirst')); })