![]() |
Triển lãm Vietfood & Beverage-Propack 2025 quy tụ các thương hiệu thực phẩm, đồ uống, bao bì và công nghệ chế biến hàng đầu thế giới. (Nguồn: Vinexad) |
Năm nay, quy mô của Vietfood & Beverage - Propack 2025 lên tới 1.400 gian hàng đến từ hơn quốc gia và vùng lãnh thổ, tạo nên một sự kiện thương mại đẳng cấp, quy tụ các thương hiệu thực phẩm, đồ uống, bao bì và công nghệ chế biến hàng đầu thế giới. Các tên tuổi nổi tiếng trong nước tạo dấu ấn riêng ở từng gian hàng, mang đến những sản phẩm chọn lọc, đại diện cho hình ảnh doanh nghiệp.
Ở nhóm thực phẩm và đồ uống là sự góp mặt của Masan, Tân Nhất Hương, Lương Gia, Vedan Việt Nam, Cánh Đồng Vàng, Lương Quới, Dân Ôn, Want Want Vietnam, Gan Brother Food Vietnam... Đến với khu vực gian hàng của các thương hiệu này, khách tham quan sẽ được trực tiếp trải nghiệm những sản phẩm quen thuộc hàng ngày và cả những sản phẩm mới ra mắt.
Ở nhóm máy móc, thiết bị là các doanh nghiệp: YONGSUNG SYSTEM VINA, VPM, Hào Tuấn, Song Hiệp Lợi, Đạt Mỹ, QCM, Phúc Việt, SHININGHWA VIỆT NAM… Đây là các thương hiệu gắn bó mật thiết với nhóm thực phẩm và đồ uống khi đồng hành trong các khâu quan trọng như chế biến, đóng gói…
Với sự đa dạng các ngành hàng, Vietfood & Beverage - Propack 2025 dự kiến đón tiếp khoảng hơn 30.000 lượt khách tham quan, vừa trải nghiệm thực tế sản phẩm, vừa tìm hiểu quy trình chế biến tiên tiến, hiện đại.Trong số đó, dự kiến có đại diện của các tổ chức thương mại, lãnh đạo các doanh nghiệp lớn nhỏ trong ngành F&B, mở ra cơ hội kết nối đối tác, thỏa thuận kinh doanh, đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm.
Không dừng lại ở đó, hàng ngàn sản phẩm có mặt tại Vietfood & Beverage - Propack 2025 sẽ giúp các đơn vị sản xuất có cái nhìn trực quan về xu hướng phát triển của thị trường F&B, từ đó so sánh và đánh giá chất lượng các thương hiệu khác, cải tiến sản phẩm để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Tại Vietfood & Beverage - Propack 2025, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất cũng sẽ có cơ hội tham gia các chương trình đa dạng giúp kết nối hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua các hoạt động kết nối B2B, hội thảo chuyên sâu và workshop F&B.
![]() |
Vietfood & Beverage - Propack 2025 dự kiến đón tiếp khoảng hơn 30.000 lượt khách tham quan, vừa trải nghiệm thực tế sản phẩm. (Nguồn: Vinexad) |
Đặc biệt, lần đầu tiên tại Vietfood & Beverage - Propack có Khu triển lãm chuyên đề về Đồ uống và Thiết bị cung ứng - Vietdrink 2025, mang đến 3 nhóm sản phẩm đặc thù: Nguyên liệu pha chế đồ uống; Sản phẩm đồ uống; Thiết bị và công nghệ đồ uống.
Tại Vietdrink 2025, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực pha chế, vừa trải nghiệm hương vị thực tế để cập nhật xu hướng đồ uống mới nhất, thúc đẩy các đơn vị hoạt động trong ngành F&B đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ pha chế đồ uống.
Ngành F&B Việt Nam luôn có nhiều lợi thế để phát triển, trước tiên phải kể đến là cơ cấu dân số trẻ, thời gian và tài chính chi tiêu cho hoạt động ăn uống cao.
Báo cáo từ iPOS.vn cho thấy, xu hướng tiêu dùng đồ uống bên ngoài đang tăng mạnh. Hiện có đến 51% người tiêu dùng duy trì tần suất hành vi này ở mức thường xuyên trở lên.
Tỷ lệ người uống đồ uống bên ngoài hàng ngày (bao gồm đến quán, gọi giao hàng hoặc mua mang đi) đã tăng từ 6,1% năm 2023 lên 18,2% trong năm 2024. Nhóm khách hàng có tần suất sử dụng từ 3 - 4 lần/tuần cũng tăng từ 17,4% lên 32,8%.
Đặc biệt, sự bùng nổ của mạng xã hội là yếu tố gián tiếp thúc đẩy thị trường F&B, trong đó, rất nhiều người trẻ trở thành nhà sáng tạo nội dung số, lập các kênh review đồ ăn, đồ uống, kéo theo hàng ngàn lượt tìm kiếm và đến trải nghiệm địa điểm nhà hàng, quán xá.
Song song với đó, công nghệ số lên ngôi trở thành đòn bẩy để dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến tăng trưởng bứt phá.
Theo Báo cáo Các nền tảng giao đồ ăn tại Đông Nam Á do Momentum Works - Công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở ở Singapore công bố, thị trường giao đồ ăn khu vực này đã tăng trưởng nhanh chóng và đạt 19,3 tỷ USD vào năm 2024, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất với 26%, từ 1,4 tỷ USD năm 2023 lên 1,8 tỷ USD trong năm 2024.
Ngoài các động lực nội địa, lượng khách quốc tế tăng trưởng mạnh với 17,5 triệu lượt, mang đến sự nhộn nhịp của các nhà hàng – quán xá, nhất là tại các địa điểm du lịch, khu lưu trú, góp phần vào sự tăng trưởng ngành F&B Việt Nam.
Các cơ sở kinh doanh - doanh nghiệp trong ngành còn nắm trong tay lợi thế về nguồn nguyên vật liệu tại chỗ có chất lượng đảm bảo, giá thành cạnh tranh. Đây là lí do mà rất nhiều đơn vị đã liên kết với nhau tạo thành chuỗi cung – cầu khép kín, bền vững.