xuân

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

TPO - Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.

Ngày 19/4, tại TPHCM, nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của

Các chuyên gia, nhà khoa học, lãnh đạo các trường tại hội thảo

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi, năm 2025 là thời điểm mang tính chuyển đổi sâu sắc, đánh dấu một hành trình đổi mới tư duy và hành động của thế hệ trẻ. Bà Chi cho biết, khởi nghiệp bắt đầu từ việc tư vấn nghề nghiệp, việc làm, giúp học sinh định hướng đúng đắn và khai phá tiềm năng của bản thân. Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 – chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thay vì chỉ truyền thụ kiến thức.

Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế cho biết, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.

Phó Vụ trưởng Vụ Học sinh, sinh viên Trần Văn Đạt khẳng định đội ngũ giáo viên giữ vai trò nòng cốt trong việc định hướng, truyền cảm hứng và trang bị kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh. Việc nâng cao năng lực giáo viên về tư vấn nghề nghiệp và khởi nghiệp là điều kiện tiên quyết để triển khai hiệu quả hoạt động này trong nhà trường.

Nhiều giải pháp cũng được đề xuất tại hội thảo. TS Lê Thị Duyên (Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng) kiến nghị xây dựng cơ chế hợp tác cụ thể giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động tư vấn, hướng nghiệp và khởi nghiệp. TS Vũ Đình Bảy (Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý giáo dục TPHCM) đề xuất phương pháp tư vấn hướng nghiệp cá nhân hóa, phù hợp với đặc điểm, năng lực và nguyện vọng của từng học sinh.

Ông Trần Nam Tú – Phó Cục trưởng Cục Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Bộ GD&ĐT) cho hay, trong bối cảnh thế giới chuyển mình mạnh mẽ bởi cách mạng số và trí tuệ nhân tạo, cần một thế hệ trẻ dám nghĩ, dám làm, tiên phong đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Ông kỳ vọng sau diễn đàn, mỗi học sinh sinh viên sẽ được tiếp thêm động lực để xây dựng tương lai không chỉ cho bản thân mà còn góp phần vào sự phát triển đất nước.

Phát biểu tổng kết diễn đàn, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi khẳng định, học sinh sinh viên đang sở hữu những lợi thế quý giá: tuổi trẻ, trí tuệ, sức khỏe và thời gian. Bà khuyến khích các em giữ gìn vẻ đẹp trí tuệ, bắt đầu từ những hành động nhỏ nhưng thiết thực, từng bước hiện thực hóa hoài bão.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia sẽ mở ra cơ hội lớn cho thế hệ trẻ. Đồng thời, cần xây dựng môi trường đại học thành môi trường của học thuật, nghiên cứu và sáng tạo. Bà lưu ý HSSV nên xây dựng hệ giá trị khởi nghiệp vững chắc và sẵn sàng đối mặt với rủi ro.

Bộ GD&ĐT cam kết tiếp tục đồng hành, tạo điều kiện để thế hệ trẻ phát triển toàn diện, khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Làm giàu bản thân, sáng tạo khởi nghiệp từ sách
Thanh niên Việt - Trung chia sẻ cơ hội, thách thức trong khởi nghiệp công nghệ, sáng tạo
Khởi tố giám đốc doanh nghiệp và 11 đối tượng liên quan đến khai thác cát trái phép ở Thanh Hóa
Khởi tố giám đốc doanh nghiệp và 11 đối tượng liên quan đến khai thác cát trái phép ở Thanh Hóa