ĐT nữ Việt Nam nhận thưởng khủng sau khi vào VCK Asian Cup
00:16 07/07/2025
Với thành tích giành vé vào VCK Asian Cup 2026, ĐT nữ Việt Nam được LĐBĐ Việt Nam thưởng số tiền lớn.
Với thành tích giành vé vào VCK Asian Cup 2026, ĐT nữ Việt Nam được LĐBĐ Việt Nam thưởng số tiền lớn.
ĐT nữ Việt Nam chính thức có vé đến VCK Asian Cup 2026 với thành tích toàn thắng cả 3 trận trước các đối thủ Maldives, UAE và Guam. Đáng chú ý, các học trò của HLV Mai Đức Chung cũng gây ấn tượng khi ghi được tổng cộng 17 bàn thắng và không để thủng lưới bất kỳ bàn nào.
Ngoài ra, với việc có vé tới chơi ở VCK Asian Cup, ĐT nữ Việt Nam nuôi hi vọng dự VCK World Cup 2027. Cụ thể, theo quy định của AFC, thành tích của Asian Cup nữ 2026 sẽ được tính để xét suất châu Á tham dự World Cup nữ.
ĐT nữ Việt Nam hướng tới mục tiêu dự World Cup 2027
Phát biểu sau trận, HLV Mai Đức Chung cho biết toàn đội sẽ nỗ lực để hướng tới lần thứ 2 dự World Cup: "Bóng đá luôn ẩn chứa bất ngờ, nhưng trong lòng chúng tôi đều nuôi hy vọng dự World Cup. Tôi mong các cầu thủ tiếp tục nỗ lực, tiến bộ từng ngày và tạo ra bước đột phá". Trước đó, ĐT Việt Nam có lần đầu tiên có vé tham dự VCK World Cup nữ năm 2023, sau khi thắng Đài Loan ở trận tranh vé vớt.
Đáng chú ý, nhằm khích lệ tinh thần toàn đội, LĐBĐ Việt Nam đã quyết định thưởng số tiền 600 triệu đồng cho HLV Mai Đức Chung và các học trò.
Đây là sự động viên kịp thời và ý nghĩa cho ĐT Việt Nam sau thành tích ấn tượng, đồng thời là động lực để toàn đội hướng tới 2 giải đấu quan trọng tiếp theo trong năm 2025 là Giải VĐ Đông Nam Á và SEA Games 33.
Góp ý / Báo lỗi
Tiếp nhận góp ý của độc giả
Cảm ơn Quý độc giả đã đọc bài viết của Thethao247.vn ! Ý kiến đóng góp của bạn là rất quan trọng để giúp chúng tôi hoàn thiện nội dung ngày càng tốt hơn.
Ngày 5/7, các Bộ trưởng Tài chính nhóm BRICS đã đưa ra đề xuất chung nhằm cải tổ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong đó bao gồm việc phân bổ lại quyền biểu quyết và chấm dứt sự lãnh đạo truyền thống của châu Âu đối với tổ chức này. Đây cũng là lần đầu tiên các quốc gia thành viên BRICS thông qua một lập trường thống nhất về đề xuất cải cách IMF.
BRICS+ đang bước vào thời kỳ bản lề khi mở rộng chưa từng có, chiếm hơn một nửa dân số toàn cầu và gần nửa GDP thế giới. Trong bối cảnh các cấu trúc quyền lực truyền thống dần lộ rõ bất cập, liệu liên minh mới nổi này có đủ sức trở thành trụ cột địa – kinh tế mới và "cây cầu kết nối" giữa các cực quyền lực toàn cầu?
Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên phát triển mới, với khát vọng vươn mình, đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, thậm chí kỳ vọng tăng trưởng hai con số.
TPO - Trong 115 trường THPT công lập của Hà Nội năm nay có hơn 90 trường có mức điểm trung bình môn giảm nhẹ so với năm ngoái. Trường THPT Đoàn Kết có mức điểm chuẩn tăng cao nhất, trung bình mỗi môn tăng 2,17 điểm.